Juan Jose Méndez Fernández – VĐV 52 tuổi người Tây Ban Nha đang thực hiện những vòng đạp cuối cùng của cuộc đua trong tiếng thở dốc và cái nghiến răng thật chặt. Anh hoàn thành chặng đua 71.7km trong gần 2 giờ (chỉ thiếu 50 giây nữa) với tốc độ trung bình 35km/giờ, đứng thứ 23/31 đối thủ. Điều đặc biệt ở Fernández là anh bị mất cánh tay trái và hầu hết chân trái – anh là một VĐV khuyết tật.

Fernández được phân loại C1 – người khuyết tật ở mức độ nặng nhất. Trong cuộc đua mà anh tham dự (Clifford), có cả những VĐV C2, C3 nhưng không hề có một sự ưu ái nào, không có điểm chấp, không có xuất phát trước… Mặc dù biết rõ không có cơ hội chiến thắng nào cho mình nhưng VĐV người Tây Ban Nha vẫn quyết định tham gia và thậm chí còn về trước nhiều đối thủ khác.

huyen-thoai-xe-dap-cut-tay-chan-giatreomedal

Juanjo Mendez là người đồng sáng lập và lãnh đạo của nhóm Pirate. Anh là người giúp các thành viên trong nhóm có thêm động lực để tiến về phía trước. Juanjo là bằng chứng sống về việc bạn có thể đạt được mọi thứ bằng quyết tâm, chăm chỉ và thái độ sống tích cực. Anh thích giúp đỡ người khác vượt qua những rào cản về tinh thần, giúp họ có được cuộc sống trọn vẹn hơn, đặc biệt là với những người từng trải qua những biến cố tương tự như chính anh.

Quay lại về quá khứ, Fernández từng là một chàng trai khỏe mạnh cho đến khi gặp tai nạn xe năm 1992, khi anh ở tuổi 27. Cảnh sát thậm chí còn nghĩ anh đã chết rồi nếu anh không tỉnh dậy và nhúc nhích. Đó là một ký ức kinh hoàng và khiến anh gần như đánh mất tất cả niềm tin vào cuộc sống.

Fernández đã trải qua một thời kỳ tuyệt vọng sau tai nạn, cuộc sống của chàng trai trẻ bỗng nhiên trở nên trống rỗng hoàn toàn. Và vì không hoạt động thường xuyên, anh tăng cân ở mức báo động. Có thời điểm, cân nặng của Fernández lên tới con số gần 100kg. Bác sĩ đã nói với anh rằng: “Đừng để ai nói rằng anh không thể là điều đó. Hãy thử và tự quyết định”. Câu nói đó đã truyền thêm động lực khiến khi Fernández chợt nhận ra là anh muốn sống, anh phải tiếp tục nhìn về phía trước.

>> Xem móc treo xe đạp lên tường <<

Anh bắt đầu đạp xe để giảm cân, và đó chính là khởi nguồn cho huy chương bạc Paralympic ở Athens năm 2004 và Bắc Kinh năm 2008, cùng một huy chương vàng khác trong một giải vô địch thế giới 2011.

Tại Paralympics – Thế vận hội dành cho người khuyết tật có tới 4.350 câu chuyện như Fernández, nhưng các nguyên nhân có thể là do di truyền, bệnh tật hay các chấn thương… Dù có khởi đầu khác nhau nhưng cuối cùng, họ đến với Paralympics đều chung một đích cuối, đó là muốn sống trọn vẹn, sống mà không hối tiếc dù cơ thể không còn trọn vẹn. Và thể thao chính là cách để họ thể hiện điều đó.

Tại sao một người không tay và chỉ còn một chân lại muốn đi bơi? Điều gì khiến một người mất một tay một chân có thể đi xe đạp? Và cái gì khiến một người mà thị lực chỉ còn 5% muốn bịt mắt và thực hiện một bước nhảy dài?

huyenthoaixedapkhuyettat

Huyền thoại xe đạp thi đấu tại paragame.

Paralympics chính là một môi trường chứng kiến những điều ngoạn mục như vậy. Những người tham gia có thể không nhanh hơn, không khỏe hơn nhưng không ai có thể đánh giá thấp sức mạnh tinh thần và niềm tin của họ đối với thể thao và đối với cuộc sống.

Unstopables là một bộ phim tài liệu ngắn tập trung vào Juan Jose Méndez Fernández và Elisa Cazalla – đồng đội của Fernández, người từng bị ung thư và phải cắt cụt một chân. Elisa Cazalla đã kể lại khoảnh khắc chị nhìn thấy Fernández đạp xe trên đường phố, dừng lại trước đèn đỏ chỉ với một cánh tay và một chân. Chính hình ảnh đó đã thổi bùng lên ngọn lửa với đam mê đạp xe tưởng như đã tắt lịm sau khi chị bị mất một chân vì căn bệnh ung thư.

“Tôi từng bị ung thư khi còn nhỏ và phải cắt cụt một chân. Tôi rất muốn đạp xe nhưng không dám, nó như một nỗi sợ cố hữu từ bên trong. Nhưng bạn hoàn toàn có thể ước mơ, thậm chí đem giấc mơ đó tới Olympics”, Elisa kể lại. Tại câu lạc bộ của Fernández, rất nhiều người khuyết tật và cả người bình thường cũng tới luyện tập. Họ nhìn cách Fernández đạp xe, luyện tập để có thêm động lực thực hiện mơ ước.

“Pirate là tên câu lạc bộ của chúng tôi. Trở thành một Pirate thật đặc biệt. Nó cũng giống như câu châm ngôn: “Tất cả chúng ta đều tới địa ngục”, vì thế hãy trở thành một “cướp biển”. Nếu như tất cả chúng ta đều sẽ phải chết, vậy hãy cùng nhau đạp xe”, Fernández nói trong video ngắn Unstopables.

Các VĐV của Paralympics cũng có thể giao tiếp bằng những ngôn ngữ đa dạng toàn cầu nhưng về cơ bản họ nói cùng một ngôn ngữ, nhận ra mình trong nhau. Họ hiểu hành trình thể thao của mình, sự khó khăn trên con đường dài đó cũng như những thách thức trong chính cuộc sống mỗi ngày của nhau.’’

 

>> Xem Giá treo huy chương độc đáo <<

 

Sự đồng cảm chính là sợi dây liên kết của họ, khiến cho những cái ôm chặt hơn và những nụ cười thân thiện hơn. Nếu được tham gia vào một cuộc thi trong Paralympics, bạn sẽ cảm nhận được một bầu không khí chân thành của tình bạn và sự ủng hộ nhiệt tình ngay cả khi họ là đối thủ của nhau. Họ cũng hoàn toàn có thể kể một câu chuyện cười nho nhỏ về chính mình hoặc những người khác về những điều “thiếu may mắn” của bản thân với một thái độ cởi mở.

Cũng với tinh thần lạc quan đó, các VĐV Paralympics như Fernández muốn được tất cả mọi người khác nhìn nhận từ những thành tích thể thao họ đạt được chứ không phải về những bất hạnh mà họ phải gánh chịu.

Ở câu lạc bộ Pirates, cả những người khuyết tật và những người bình đều tới để nhìn Fernández luyện tập đạp xe và được tiếp thêm động lực. “Nếu như anh ta có đạp xe thì chúng tôi cũng có thể thử làm điều đó”, đó là những điều thành viên của Pirates suy nghĩ khi tiếp xúc với Fernández. Đôi khi, sẽ không ai nói với bạn rằng bạn có thể đạt được những gì, nhưng khi chứng khiến những điều phi thường mà Fernández có thể đạt được sau tất cả, bạn sẽ nhận ra, nếu bạn thử sức và nỗ lực thực sự, bạn cũng có thể đạt được những điều bạn chưa từng tưởng tượng.

Các môn thi đấu ở Paralympic cũng được xây dựng nên nhằm nhấn mạnh thành tích thể thao của người tham gia chứ không phải khuyết tật của họ. Họ không tìm kiếm sự đồng cảm bởi họ không còn quan tâm đến cách nhìn nhận của người khác về những khiếm khuyết của mình nữa.

van dong vien dap xe paragame

Những năm gần đây, Paralympics còn mở rộng các cuộc thi không chỉ dành cho các vận động viên khuyết chi, khiếm thị mà còn dành cho nhiều nhóm người khác như: Bại não, Khuyết tật trí tuệ, Thi đấu trên xe lăn… Các tiêu chuẩn thuần túy về thể thao đang dần được thay đổi nhờ Paralympics.

Có cơ hội tiếp cận, làm quen và lắng nghe những câu chuyện của VĐV Paralympics là một trải nghiệm vô cùng đáng nhớ. Ở đó có những câu chuyện đầy sự cố gắng và hy sinh của đội tuyển Ireland để giành được 11 huy chương vàng tại Paralympics 2016.

Nhưng cũng có những câu chuyện hóm hỉnh như việc Adrian Castro giành được huy chương vàng khi đánh bại đồng đội cũng là bố vợ tương lai Grzegorz Pluta trong một trận đấu kiếm. Đó không phải là lần đầu tiên họ gặp nhau khi Fideli đánh bại Pluta trong trận chung kết giải vô địch thế giới. Điều làm tăng thêm gia vị của câu chuyện này là với chiến thắng này, tất cả tiền thưởng mà Castro dành được rồi lại giành hết để chi trả đám cưới với con gái của Grzegorz Pluta.

Lắng nghe, hiểu về những VĐV Paralympics như Juan Jose Méndez Fernández chắc chắn sẽ thay đổi nhận thức của bạn, ngay cả khi bạn không có quá nhiều quan tâm đến thể thao.

Theo Tri Thức Trẻ