Cậu bé 8 tuổi Nate Viands hoàn thành 42 km đầu tiên trong đời ở giải NCR Marathon tại Baltimore (Mỹ) với thành tích 3 giờ 32 phút.

Tại NCR Marathon hôm 20/12, Nate cùng bố Scott Viands lần đầu dự thi full marathon. Nhưng khi bắt đầu cuộc đua, hai bố con chạy nhanh hơn dự tính ban đầu, dưới 8 phút cho một dặm (1,6 km) và điều này khiến Scott lo lắng. Tuy nhiên, Nate dường như không gặp vấn đề gì, cậu vẫn lướt đi, dồn tâm trí vào đường chạy phía trước và hăng say đuổi theo các VĐV khác. Trong khi đó, Scott – một chân chạy chuyên nghiệp, từng chinh phục cự ly ultra (dài hơn 42,195 km) – dần hụt hơi sau khởi đầu quá nhanh.

marathon-medal-award-hanger

“Scott nhìn theo gót chân của cậu con trai đang lao về phía trước và tự hỏi: ‘Tại sao mình lại đăng ký cuộc thi này?”, tạp chí Runner’s World mô tả.
Chạy bộ trở thành niềm đam mê, giúp Nate có thêm động lực và sức khỏe để chiến đấu với căn bệnh ung thư máu hiểm nghèo.

Chạy bộ trở thành niềm đam mê, giúp Nate có thêm động lực và sức khỏe để chiến đấu với căn bệnh ung thư máu hiểm nghèo.

Hai bố con Nate không đơn độc trên đường chạy. Mẹ cậu – Danielle – không vui khi biết hai bố con dần bỏ xa nhau trên đường chạy, nhưng điều đó đã xảy ra ở kilomét thứ 12. Nate chạy trước Scott, gặp mẹ ở trạm tiếp nước để bổ sung năng lượng, và lúc người bố vừa tới nơi, cậu lại tiếp tục hành trình. Cứ sau mỗi trạm tiếp nước, khoảng cách giữa hai bố con lại tăng dần. Cuối cùng, cả nhà nhất trí rằng Nate sẽ tăng tốc mà không cần đợi bố chạy cùng nữa.

“Gặp ai ở trạm nghỉ tôi cũng hỏi: ‘Bạn có thấy cậu bé vừa chạy qua đây không?’ và họ đều nói: ‘Có chứ. Cháu vừa đi trước anh 10 phút”, Scott kể lại.

Dù không có bố đồng hành trên đường chạy, Nate vẫn gặp mẹ ở mỗi trạm tiếp nước. Danielle biết con trai không muốn dừng nghỉ quá lâu, nhưng cô rất lo lắng. “Tôi giữ Nate chậm lại ở trạm dừng nghỉ, nói với nó tự dẫn tốc và đợi bố nó. Thực sự, nó có thể chạy nhanh hơn nhiều”, Danielle chia sẻ.

Xem thêm: Móc treo huy chương chạy bộ độc đáo

Nate không may mắc căn bệnh bạch cầu (ung thư máu và tuỷ xương), nhưng hạnh phúc vì có bố mẹ luôn đồng hành trên mỗi bước đi. Scott và Danielle chưa từng muốn Nate chậm nhịp và sống cuộc sống bình thường nhất có thể. Họ quyết định như thế tại Bệnh viện Nhi Philadelphia từ hơn ba năm trước, dù thấy khó chấp nhận sự thật khi được thông báo về bệnh tình của con trai.

Nate bị phát hiện bệnh khi gần sang tuổi thứ tư. Trong kỳ nghỉ năm đó, gia đình cậu tới chơi với bà ở viện dưỡng lão, và bà ngay lập tức cảm thấy cháu trai có điều gì đó không ổn. Nate đã có những triệu chứng từ trước kỳ nghỉ nhưng tất cả đều rất nhỏ và từ từ, khiến gia đình cậu không để ý. Bà cậu bé thì ít gặp cháu nên nhận ra ngay những thay đổi như việc Nate bị quầng thâm dưới mắt, cơ thể xanh xao, bầm tím, nhìn mệt mỏi, chảy máu mũi, sốt… Kết quả xét nghiệm tại bệnh viện nhi Philadelphia sau đó cho thấy cậu bé bị ung thư máu.

“Chúng tôi như bắt đầu cuộc sống mới kể từ chẩn đoán ung thư của Nate. Đó không phải điều bạn muốn được nghe hay đối mặt. Nó đã thay đổi cuộc đời chúng tôi mãi mãi”, Scott chia sẻ.
Bố Scott và mẹ Daniella luôn ở bên Nate trong quá trình điều trị bệnh cũng như khi cậu bé tập luyện và chạy thi full marathon.

Bố Scott và mẹ Daniella luôn ở bên Nate trong quá trình điều trị bệnh cũng như khi cậu bé tập luyện và chạy thi full marathon.

Scott và Danielle từng suy nghĩ rất nhiều về việc phải nói sao để con trai biết bệnh tình. Nhưng khi họ nói với Nate, cậu bé chẳng để tâm vì còn mải chơi đồ chơi. Từ “ung thư máu” phát ra từ miệng bố mẹ cậu bé tan nhanh vào không khí và không để lại chút ấn tượng nào trong Nate. Phản ứng ấy của con khiến vợ chồng Scott Viands quyết định giữ cuộc sống của Nate như cũ. Họ sẽ chăm sóc cậu bé nhiều hơn, nhưng vẫn cố gắng giữ mọi chuyện thật bình thường.

“Tôi không bao giờ muốn Nate nghĩ nó bị bệnh. Nhiều đứa trẻ bị ốm và được chăm sóc đúng như là nó bị ốm. Tôi không muốn Nate nghĩ nó khác biệt”, Scott Viands thổ lộ.

Dù vậy, việc giữ cho con trai có cuộc sống bình thường vẫn là điều khó khăn với vợ chồng Scott – Danielle trong thời gian đầu. Suốt chín tháng sau khi được chẩn đoán bệnh, Nate thường xuyên phải làm hoá trị liều cao. Cậu bé ốm yếu tới mức không thể leo cầu thang. Cùng với hệ miễn dịch suy giảm, Nate gần như không thể ra khỏi nhà.

Nhưng sau chín tháng đớn đau ấy, căn bệnh dần bị đẩy lùi. Bác sĩ cho dừng hoá trị liều cao, nhưng vẫn duy trì các đợt nhẹ hơn, và thời gian cách nhau xa hơn. Nate phải uống thuốc hàng ngày. Cậu vẫn theo các đợt điều trị duy trì và cần làm xét nghiệm tuỷ xương, tiêm vào tuỷ sống… Nhưng nhờ giãn cách hoá trị và giảm cường độ, Nate dần ổn định sức khoẻ.

Sau thời gian quá dài bị giữ chân trong nhà, bố mẹ cậu – vốn là những VĐV chạy bộ – quyết định đưa con trai ra ngoài. “Bạn không được hứa hẹn về ngày mai. Ngay khi Nate hoàn thành các đợt hoá trị liều cao, chúng tôi bắt đầu việc mình cần làm, dường như không có gì phải hối tiếc”, Scott kể lại.

Nate bắt đầu với môn trượt ván. Cậu bé tràn đầy năng lượng đến mức thử đi thử lại một kỹ thuật, cho tới khi mặt trời lặn hay lúc bảo vệ đóng cửa công viên vì trời tối. Ý nghĩ quyết tâm đặt ra mục tiêu và làm mọi thứ vì mục tiêu đó đến với cậu bé sáu tuổi rất tự nhiên.
Nate đang tiến rất gần tới việc chiến thắng căn bệnh hiểm nghèo.

Nate đang tiến rất gần tới việc chiến thắng căn bệnh hiểm nghèo.

Tiếp theo, Nate thử đạp xe. Bố mẹ mua cho cậu một chiếc xe dành cho trẻ nhỏ, có bánh cỡ lớn để Nate đạp theo mỗi khi bố chạy bộ. Ban đầu, Nate vẫn cần bố giúp. Nhưng dần dần, khi sức bền tăng lên, Nate có thể chinh phục 16 km mà không có vấn đề gì.

Quá trình đạp xe cùng bố diễn ra bình thường cho đến một ngày mùa xuân năm 2015, khi hai bố con đến Pennypack Trust – một địa điểm chạy gần nhà. Họ xuống xe hơi, mở thùng xe nhưng không thấy chiếc xe đạp của Nate. Họ để quên ở nhà và không ai nhớ đưa xe đạp vào thùng ô tô. Dù chỉ lái xe vài km là về tới nhà, Nate vẫn quyết định sẽ chạy cùng bố thay vì quay về lấy xe đạp.

Tới lúc đó, Nate chưa từng chạy một km nào. Nhưng Scott cho rằng chẳng sao nếu để con trai thử, vì Nate đã cho thấy cậu bé rất giỏi thể thao khi tập trượt ván và đạp xe. Scott cũng tính rằng nếu Nate mệt, hai bố con có thể cắt ngắn quãng đường. Nhưng họ không phải làm vậy. Nate lướt đi với dáng chạy tự nhiên và nó kéo cậu vượt qua những km đầu tiên dễ dàng.

“Nate chạy khoảng 3 tới 5 km với tôi mà không hề hấn gì, vượt qua những ngọn đồi. Tôi không biết chúng tôi chạy bao xa hôm ấy, nhưng tôi thấy rất tuyệt. Kể từ đó, chiếc xe đạp được sử dụng ít dần và chạy bộ trở nên thường xuyên”, Scott kể.

Giống đạp xe, mỗi buổi chạy bộ giúp Nate khoẻ hơn và đi xa hơn. Cậu bé bắt đầu chạy half marathon (21,7 km) khi mới năm tuổi, tức khoảng bốn tháng sau lần chạy đầu cùng bố tại Pennypack Trust. Nate còn tham gia những buổi chạy trail cùng bố mẹ ở vùng núi phía trên East Coast trong khi vẫn điều trị ung thư. Cậu bé chạy liên tục cho tới tháng 9/2017 – khi thực hiện đợt hoá trị liệu cuối cùng.

Trong chuyến đi trek 45 km cùng bố mẹ ở miền Tây Maryland, Nate hoàn thành 27 km trong ngày đầu và 17 km trong ngày thứ hai. Con trai của Scott và Danielle nhận ra cậu có thể đi xa hơn và muốn làm vậy. Nate nghĩ đến việc chạy cự ly full marathon vào mùa thu năm đó, và ngay lập tức được bố mẹ đồng ý.
Chức vô địch lứa tuổi U8 tại giải CCCNYC giúp Nate có thêm động lực và quyết tâm để chinh phục đường chạy full marathon sau đó.

Chức vô địch lứa tuổi U8 tại giải CCCNYC giúp Nate có thêm động lực và quyết tâm để chinh phục đường chạy full marathon sau đó.

“Tôi chọn cuộc đua vì nó cũng khiến tôi dễ chịu. Tôi đăng ký cho Nate, và nghĩ nếu không ai nói gì, họ sẽ không ngăn chúng tôi vào ngày chạy. Tôi đã chờ để nhận một email hoặc ai đó đưa ra câu hỏi về độ tuổi của thằng bé, nhưng không ai thắc mắc điều gì”, Scott mỉm cười nói.

Và để con trai cảm thấy được bình thường như nhiều đứa trẻ khác, Scott và Danielle dẫn Nate tới CLB Ambler Olympic. Tại đây, cậu bé được ghi danh dự giải vô địch CCCNYC Khu vực phía Đông. Nate thi ngay sau đó hai tuần và giành chiến thắng. Điều này đưa cậu tới cơ hội tham gia giải vô địch quốc gia diễn ra ba tuần sau đó.

Tại Giải vô địch quốc gia CCCNYC ở Louisville có khoảng 208 đứa trẻ từ 30 bang tới tham dự. Nate giành chức vô địch ở độ tuổi dưới 8 cho cự ly 2 km với thời gian 7 phút 31 giây. “Khi ở vạch xuất phát, cháu thấy hồi hộp nhưng tới nửa chặng, cháu đã hơn người thứ hai 10 giây. Điều đó thật vui”, Nate chia sẻ cảm xúc sau giải vô địch quốc gia.

Tuần kế sau, Nate tham gia cuộc đua mà cậu chuẩn bị từ lâu, cự ly full marathon. Nate về đích với thời gian 3 giờ 32 phút và đứng vị trí thứ 55 chung cuộc – thành tích ấn tượng hơn rất nhiều người lớn khỏe mạnh chạy cùng, trong đó có chính ông bố Scott. Tuy bị đau nhức cơ vào sáng hôm sau, Nate nhanh chóng lấy lại năng lượng vào buổi chiều. Ngay cả bố mẹ cậu cũng thấy kinh ngạc.

Chưa đầy hai tuần sau cuộc đua marathon, Nate vẫn tiếp tục tập luyện. Cậu tới Pennypack Trust, nơi Nate từng chạy những kilomet đầu tiên, tập chạy lên xuống những đường mòn đầy cỏ. Nhưng Nate không còn là cậu bé bốn tuổi ngày nào, cậu có nhiều thắc mắc cho bố mẹ, trong đó có câu hỏi về căn bệnh hiểm nghèo mà Scott và vợ từng chờ con trai mở lời. Sáu tháng qua, những câu hỏi trở nên thường xuyên hơn, và Nate dần hiểu ra rằng đã có lúc cậu có thể chết.
Dù là trên đường chạy hay trong nỗ lực chiến đấu với bệnh tật, Nate luôn kiên trì và quyết tâm vượt khó.

Dù là trên đường chạy hay trong nỗ lực chiến đấu với bệnh tật, Nate luôn kiên trì và quyết tâm vượt khó.

Nhờ được điều trị sớm và có phác đồ hợp lý cộng thêm thể lực tốt nhờ tập chạy bộ, bệnh tình của Nate tiến triển tích cực trong hơn một năm qua. Cậu bé không còn phải làm hoá trị liệu, và đang tiến rất gần tới việc chiến thắng căn bệnh bạch cầu. Phải đến tháng 6/2019 – thời điểm năm năm sau ngày Nate bị chẩn đoán bệnh, các bác sỹ mới có thể kết luận cậu bé đã khỏi bệnh hoàn toàn hay chưa.

“Nate là một thiên thần. Cháu có thái độ bình tĩnh với mọi chuyện trong cuộc sống. Nó kiên định khi làm bất cứ việc gì, có bản năng để tiến về phía trước và khao khát vượt qua những khó khăn”, Danielle nói về con trai. Bố mẹ cậu không thấy chút nản lòng nào từ Nate – dù là trong cuộc chiến chống ung thư hay vượt qua thử thách khi chạy full marathon. Cậu bé 8 tuổi này luôn tiến về phía trước.